Xuất khẩu Dassault Rafale

Rafale không thành công trong việc xuất khẩu, dù loại máy bay này đã được xếp hạng cao trong một số cuộc thử nghiệm đánh giá. Nó gặp phải sự cạnh tranh dữ dội từ các nhà sản xuất máy bay châu Âu và Hoa Kỳ với những đối thủ như Eurofighter Typhoon, JAS-39 Gripen, F-16, F-15, và F-35. Ngoài ra, nó phải cạnh tranh cả với các mẫu thiết kế gần đây nhất của Nga như Su-27, Mikoyan MiG-29, cùng nhiều mẫu khác. Máy bay chiến đấu trước kia của Pháp, như loạt Mirage, đã chứng minh khả năng tốt trên thị trường xuất khẩu (và tiếp tục chứng tỏ như vậy) nhưng Rafale đã cho thấy nó là loại máy bay gặp khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một trong các nguyên nhân chính để máy bay chưa thật sự xuất khẩu được chiếc nào từ khi đưa vào phục vụ trong quân đội Pháp là do là giá của Rafale rất đắt, chỉ là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, nhưng giá của nó đã lên tới gần 90 triệu USD[19]. Cũng như các nước muốn mua Rafale không thể sử dụng các loại tên lửa không đối đất đã có sẵn trong kho, mà phải mua đủ số tên lửa của Pháp cho nó. Điều này làm Rafale giảm mạnh tính cạnh tranh so với các máy bay chiến đấu của các nước khác có thể sử dụng nhiều loại tên lửa thuộc các kiểu khác nhau như như Eurofighter, Su-27/30 và F-15/16/18 biến thể mới, JAS-39 Gripen linh hoạt và rẻ hơn là các đối thủ cứng đầu trong các cuộc thi xuất khẩu chủ lực. Và hơn bao giờ hết loại máy bay này đang cần đơn hàng xuất khẩu nếu muốn duy trì dây chuyền sản xuất trong bối cảnh chính quyền Pháp cắt giảm hợp đồng đặc mua đến hơn một nửa. Khi mà cho đến nay, Rafale đã bị loại trong các cuộc thầu tại Algeria (SU-30MKA), Hy Lạp (F-16), Maroc (F-16C / D), Hà Lan (F-35A hoặc JAS-39NG), Na Uy (F-35A), Oman (Eurofighter), Saudi Arabia (Eurofighter), Singapore (F-15SG), Hàn Quốc (tất cả bị loại), Thụy Sĩ (JAS-39E), và UAE (F-16E/F). Cùng các cuộc đấu thầu khác[20].

Việc thay đổi địa chính trị toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến việc bán loại máy bay này. Trong Chiến tranh Lạnh, Pháp bán thành công Mirage như một thay thế cho máy bay Hoa Kỳ và Liên Xô. Các khách hàng chẳng hạn như Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, mua máy bay của Pháp sau khi Hoa Kỳ không thích việc cung cấp vũ khí công nghệ cao cho nước này. Còn hiện tại thì Hoa Kỳ lại đang muốn bán hàng tại quốc gia vùng Vịnh. Nhiều chính phủ nước ngoài đã xem chia một phần thị phần thỏa thuận vũ khí như một cách để tạo quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ còn Eurofighter và các máy bay của Nga chiếm hầu hết thị phần còn lại[21].

Hàn Quốc và Singapore

Dassault Rafale bay biểu diễn

Rafale được lựa chọn đánh giá (cùng với F-15K) tại Hàn Quốc đầu năm 2002, nhưng đã bị loại khỏi cuộc cạnh tranh vào tháng 4 năm 2002. Dassault ngay lập tức đã đưa vụ việc ra trước một tòa án tại Seoul, về quy trình chọn lựa, mà họ coi là đã bị tác động để giành ưu thế cho phía Hoa Kỳ. Bộ quốc phòng Hàn Quốc đã trả lời rằng việc chọn lựa được tiến hành dựa trên những cơ sở về khả năng hoàn thành nhiều nhiệm vụ, sức chở, tầm chiến đấu, tính năng thao diễn và minh chứng khả năng chiến đấu của F-15K và mẫu phát triển F-15E của nó.

Dù có sự trích dẫn đã bị bóp méo cho rằng tờ The Korea Times đã đưa tin Rafale thao diễn vượt xa F-15(ngoại trừ đoạn trích: "Ở thời điểm ấy, Dassault đã buộc tội chính phủ Hàn Quốc ưu ái hơn cho nhà sản xuất máy bay Hoa Kỳ khi cân nhắc tới đồng minh quân sự của mình, dù chiếc Rafale của họ đã thao diễn vượt trội so với F-15K trong cuộc kiểm trả khả năng thao diễn đầu tiên.", 14 tháng 12 năm 2005, Jung Sung-ki), rõ ràng chiếc F-15 đã chứng minh khả năng vượt trội ở nhiều khía cạnh căn bản. Ví dụ, tốc độ tối đa của Rafale được đưa ra là Mach 1,8 (2.130 km/h, 1.320 mph) và với chiếc Strike Eagle là Mach 2.54 (2.698 km/h, 1.665 mph). Tầm hoạt động của Rafale 1.100 dặm (1.800 km, 970 hải lý), và 2.400 dặm (3.900 km) với Strike Eagle.

Tháng 8 năm 2005, Singapore đã lựa chọn F-15SG của Boeing sau một cuộc thi trực tiếp với Rafale. Typhoon cũng đã bị loại khỏi cuộc đua vào tháng 6 năm 2005. Số lượng đặt hàng nhỏ với loại F-15T (F-15SG) vẫn để mở khả năng đặt hàng thêm nữa, có lẽ cho một kiểu máy bay thứ hai.

Khác

Không quân Pakistan trong năm 2003 đã bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay này và theo thông báo rất ấn tượng với các thanh điều khiển bay kép kiểu F-16 của nó, các phi công Không quân Pakistan rất quen thuộc với kiểu thanh điều khiển này. Chẳng bao lâu sau Không quân Pakistan đã không còn có sự quan tâm chính thức tới Rafale nữa bởi họ đã cảm thấy hài lòng với những chiếc F-16, J-10 & JF-17. Tuy nhiên EADS tiếp tục coi Pakistan là một khách hàng tiềm năng của Eurofighter;[22] điều này cho thấy Không quân Pakistan có thể nhanh chóng chuyển hướng nhu cầu sang một loại máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 và Rafale cũng có thể tham gia.

Tuy nhiên, theo một số tờ báo (gồm có Flight Daily News và tờ tin công nghiệp uy tín Defence Analysis), dù Rafale 'sống lâu hơn' Typhoon trong cả hai lần cạnh tranh, việc máy bay Eurofighter bị từ chối tại Singapore vì các lý do kỹ thuật, và thực tế Rafale không hề được đội đánh giá kỹ thuật, những người đã lựa chọn nó ưa thích.

Nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua Rafale, gồm cả Ấn Độ,[23] nơi loại máy bay Mirage 2000 đang trông đợi được đặt hàng thêm, trước khi dây chuyền sản xuất loại máy bay này đóng cửa, và vì thế cũng là nơi có vẻ thích hợp với Rafale. Ấn Độ đang tìm kiếm thêm 126 chiếc máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ và tấn công nữa. Tuy vậy Rafale sẽ phải cạnh tranh với MiG-29 OVT (MiG-35), F-16, F-18, và các loại khác.

Tháng 1 năm 2006, tờ Journal du Dimanche của Pháp đã thông báo rằng Libya muốn đặt hàng 13-18 chiếc Rafales "trong một hợp đồng trị giá 3.24 tỷ đô la Mỹ".[24]

Tháng 2 năm 2007, có thông báo cho rằng Thụy Sĩ đang xem xét "Rafale" cùng các loại máy bay khác để thay thế những chiếc F-5E Tiger II của họ.("Le Temps", 13 tháng 2 năm 2007)

Dù đã thắng thầu tại Ấn Độ trong cuộc đấu thầu mua 126 loại máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng trung và là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên mà loại máy bay này giành được nhưng việc đám phán để ký kết hợp đồng hiện đã đi vào bế tắc khi giá thành máy bay bị đội lên gấp đôi giá trong hợp đồng chào thầu, và công ty Dassault của Pháp không muốn chịu trách nhiệm về chất lượng, tính kịp thời và chi phí giao hàng của 108 máy bay được giấy phép sản xuất tại HAL. Điều này là vi phạm điều kiện dự thầu và bắt đầu nổi lên như một mối đe dọa cho việc ký kết hợp đồng[25]. Cũng như Ấn Độ muốn máy bay có khả năng sử dụng vũ khí Nga như trong yêu cầu đấu thầu. Vì máy bay không thể trang bị các loại vũ khí của các nước khác trừ khi có thêm tính năng tích hợp nhưng tính năng này không thêm miễn phí cũng như mất thêm thời gian để phát triển và thử nghiệm[20]. Đến tháng 4 năm 2015, Ấn Độ hủy bỏ hợp đồng mua 126 chiếc Rafale. Chính phủ Pháp và Ấn Độ quay sang đàm phán một hợp đồng nhỏ hơn, theo đó Ấn Độ sẽ mua 36 chiếc Rafale đã được chế tạo hoàn chỉnh nếu Pháp đồng ý giảm bớt 25% giá bán máy bay.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dassault Rafale http://www.airforce-technology.com/projects/rafale... http://www.businessweek.com/magazine/content/11_05... http://www.dassault-aviation.com/defense/gb/avions... http://www.dassault-aviation.com/en/defense/rafale... http://www.dassault-aviation.com/wp-content/blogs.... http://www.dassault-aviation.com/wp-content/blogs.... http://www.dassault-aviation.com/wp-content/blogs.... http://www.defenseindustrydaily.com/2006/03/mirage... http://www.defenseindustrydaily.com/frances-rafale... http://www.fighter-planes.com/info/rafale.htm